Các thông tin lượm lặt trên internet, ghi nhớ cho bản thân cũng như cho người cần.... |
Tin Công nghệ
Cách sử dụng Time Capsule trên Windows 10. 🤗
Hẳn cũng có bạn đã thử kết nối đến Time Capsule từ Windows 10 và nhận được kết quả như bên dưới mặc dù đã nhập đúng pass vào Time Capsule. 🔹Nguyên nhân: Từ dạo WannyCry dung giao thức truyền file SMB version1 để hoành hành thì Microsoft đã cập các bản vá và tắt luôn giao thức này. Trong khi họ nhà táo thì k hiểu sao vẫn còn sử dung đều đều cái SMBv1, các bản cập nhật mới đây cũng chả đả động gì. Do đó Windows 10 nhà ta không tài nào kết nối đến Airport Capsule nữa, lỗi thì như hình 1 trên, mặc dù đã cài Agent, Agent quét ra ổ Capsule, nhập đúng pass thì báo lỗi. 🔹Khắc phục: Đơn giản là ON cái SMB1 lên cho Windows. Còn ai sợ cái con "muốn khóc" (wanna cry) thì xin bái bai nhé ![]() Các bạn vào Control Panel > Programs and Features > phía cửa sổ bên phải chọn Turn Windows features on of off > Chọn vào SMB1.0/CIFS Fire sharing support > Check vào SMB1.0/CIFS Client. Bấm OK, chờ máy cài đặt xong, khởi động lại máy. Sau đó vào lại Apple Agent, kết nối lại thử và xem thành quả 🤗 Chúc mọi người thành công nhé! |
Sử dụng Airplay Mirroring từ iOS lên các thiết bị Android TV Box
Hẳn các bạn khi tham khảo mua Android Box (AB) đều đọc quảng cáo hoặc nghe các bác bán hàng tư vấn đại loại như: - Minix X7 có Miracast trình chiếu không dây hay lắm. - Các thiết bị của Minix được cài sẵn phần mềm bản quyền Airpin Pro (giá khoảng 100k trên Play Store) giúp truyền dữ liệu không dây... - Các thiết bị của Minix hỗ trợ DLNA (vốn hay thấy dán trên tem các thiết bị TV/laptop của Sony) - Thiết bị Minix X7 nếu có điện thoại hỗ trợ Miracast có thể làm được y như thiết bị Airport Express của Apple (sử dụng mirroring)... ... Vậy DLNA là gì? Miracast có gì hay? Mirroring trên thiết bị Apple là gì?... còn rất nhiều câu hỏi và từ khóa tìm kiếm mà mình thấy 1 số bạn tìm kiếm trên Google và refer tới trang web eolohd.com của mình. Vậy xin trình bày 1 bài: 1. Giới thiệu các kiến thức về các giao thức trình chiếu không dây, cách hiểu đơn giản và phân biệt sự khác nhau giữa chúng. 2. Nhân dịp Minix update bản Airpin Pro lên 2.3.5 hỗ trợ Airplay Mirroring, có 1 hướng dẫn nhỏ để các bạn đang dùng thiết bị iOS + Minix có thể vọc vạch cho vui. Trong bài sẽ cố gắng sử dụng cách hiểu đơn giản nhất, tránh từ ngữ kỹ thuật. Mong nhận được góp ý để hoàn chỉnh những kiến thức sai nếu có từ các bác. Từ khi thế giới có TV màn hình LCD, LED với kích cỡ lớn, bắt đầu nảy sinh việc tận dụng để chiếu hình ảnh, dữ liệu từ các thiết bị di dộng lên màn hình lớn mà không thông qua các kết nối cổ điển như: VGA/HDMI.. từ đó ra đời các loại giao thức: * Các giao thức trình chiều không dây: hiện tại có thể đơn giản chia làm 2 nhóm giao thức: - Giao truyền dữ liệu để trình chiếu các tập tin đa phương tiện (multimedia gồm: video, nhạc, ảnh): có thể kể đến: DLNA (do Sony là chủ xị) sử dụng giao thức UPnP (Universal Plug and Play - phát triển và giới thiệu bởi UPnP FORUM, cộng đồng ngành công nghiệp máy tính) / Airplay (do Apple phát triển độc quyền). Họ giao thức/tính năng này chỉ cho phép chuyển file NHẠC, VIDEO, ẢNH từ thiết bị di động chiếu lên TV màn hình lớn (truyền kèm cả âm thanh). - Giao thức truyền toàn bộ dữ liệu từ màn hình hiển thị trên điện thoại lên màn hình lớn: có thể kể đến Miracast (là giao thức ngang hàng phát triển từ Wifi Direct, hoạt động gần giống Bluetooth) / Wifi display (viết tắt WIDI do Intel phát triển và giới thiệu có cùng tính năng với Miracast) / Airplay Mirroring (giao thức độc quyền của Apple dành cho các thiết bị của hãng). Họ giao thức/tính năng hoạt động nôm na như 1 máy chiếu không dây, những gì hiển thị trên điện thoại/laptop hỗ trợ tính năng này thì sẽ hiển thị 1 duplicate (nhân bản) lên màn hình TV lớn. Để chạy các giao thức trên, với những bác chơi AB thì cần những gì? 1. UPnP/DLNA/Airplay: bạn cần: - 01 AB có cài sẵn phần mềm Airpin Pro hoặc tương đương để nhận tín hiệu: bác nào xài AB không phải Minix thì có thể tải từ đây: Hỗ trợ kỹ thuật eoloHD Shop - Điện thoại cài iOS (iPhone/iPad) thì đã tích hợp sẵn Airplay. Đối với điện thoại chạy Android thì cài phần mềm BubbleUPNP pro (có trong AppstoreVN) hoặc tải bản free tại đây: Bản free giới hạn tính năng 2. Airplay Mirroring / Miracast/ WIDI: a. Với Miracast hoặc WIDI: bạn cần - 01 AB cài Android OS version 4.2 trở lên và có hỗ trợ tính năng Miracast trên cấu hình: vd Minix X7 - 01 điện thoại cài Android OS version 4.2 trở lên và có hỗ trợ Miracast/WIDI: vd: oppo Find 5,7, R819 và 1 số dòng máy cao cấp. Mình chỉ mới test với oppo r819 thì chạy ngon lành. b. Với Airplay Mirroring: bạn cần - Android TV Box cài đặt phần mềm Airpin Pro bản mới nhất 2.3.5. Bạn có thể tải tại đây (lưu ý xóa bản cũ rồi cài lại bản mới này nhé-nếu có cài bản cũ). - 01 điện thoại/máy tính bảng của Apple, lưu ý chỉ hỗ trợ: + iPhone 4s hoặc mới hơn + iPad 2 hoặc mới hơn + iPad mini hoặc hơn + iPod Touch thể hệ 5 + Apple TV thế hệ 2 hoặc 3 Để sử dụng tính năng Airplay Mirroring này, bạn làm các bước sau: - Phải chắc chắn ABox của bạn đã cài bản Airpin Pro mới nhất 2.3.5 - Phải kết nối điện thoại hoặc máy tính bảng cùng mạng không dây với ABox - Trên iPhone/iPad cài hệ điều hành iOS 7 trở lên: + Vuốt từ dưới lên, chọn Airplay ![]() + Chọn thiết bị (thường là iTVxxx) và chắc chắn là nút mirroring được bật như hình: ![]() done và tận hưởng. - Trên iPhone/iPad cài iOS 6: + Bấm 2 lần vào nút home để mở App list đang chạy + kéo 2 lần từ trái sáng phải để thấy phần mềm Airplay đang chạy, bấm vào Airplay + Chọn Mirroring như hình: ![]() Đã test với iOS7 cũng như iOS6 trên cả iPhone và iPad. Anh em nào có lỗi gì hay thắc mắc thì report giúp nhé. Cheers, |
HTC 10 – Chiếc smartphone Android đầu tiên hỗ trợ tính năng AirPlay
10 tính năng nên sử dụng của router không dây
(PCWorldVN) Khi thiết lập mạng không dây trong gia đình hay văn phòng, bạn nên sử dụng những tính năng hữu ích sau đây vốn được tích hợp sẵn trong router nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu.
1. Mã hóa (Encryption) Về cơ bản, bảo mật mạng không dây là tính năng quan trọng và phổ biến nhất trong router hiện nay. Tính năng này giúp ngăn chặn người khác truy cập vào mạng không dây của mình nếu không có mật khẩu, đồng thời cũng thiết lập mã hóa dữ liệu truyền đi giữa các máy tính hoặc thiết bị trong mạng.
Thông thường, khi thiết lập tính năng bảo mật cho router không dây thì bạn sẽ được cung cấp các lựa chọn chuẩn như WEP, WPA hay WPA2. Vài năm trước, Wired Equivalent Privacy (WEP) là tiêu chuẩn bảo mật của mạng không dây. Nhưng dần dần WEP đã dễ bị hack bởi nhiều công cụ có thể tìm thấy trên Internet. Sau WEP là Wi-Fi Protected Access (WPA) cũng có khuyết điểm và được thay thế bằng WPA2 hiện được xem là phương thức mã hóa tốt nhất. 2. Lọc địa chỉ MAC (MAC Address Filters) Mỗi thiết bị có thể kết nối với các hệ thống mạng nhờ được gán một định danh duy nhất, có dạng một dãy số hệ thập lục phân 12 chữ số được gọi là địa chỉ MAC. Địa chỉ này được mã hóa “cứng” trong chính thiết bị khi nó được sản xuất và không thể thay đổi. Nhìn chung, đây là một cách tốt để duy trì kiểm soát hệ thống mạng nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Chắc chắn là không ai muốn phải đăng nhập vào trang cấu hình router mỗi khi có bạn bè đến chơi để cho phép họ kết nối vào mạng Internet, chỉ vì bạn đã chặn tất cả các thiết bị không được chấp thuận.
3. Chuyển tiếp cổng (Port Forwarding) Có tổng cộng 65.536 cổng và vì lý do an ninh nên hầu hết chúng mặc định đều bị chặn. Nếu phần mềm hoặc dịch vụ sử dụng dải cổng phi tiêu chuẩn, router có thể không biết được thiết bị nào mà dữ liệu cần truyền đến. Do đó, bạn cần phải sử dụng tính năng chuyển tiếp cổng (port forwarding) nếu gặp vấn đề trên. Tính năng này sẽ thông báo một cách rõ ràng cho router biết để trực tiếp mở một loạt cổng cho một thiết bị cụ thể kết nối vào mạng. 4. Quản lý chất lượng dịch vụ (Quality of Service) QoS, hay còn gọi là Quản lý chất lượng dịch vụ, là một trong những cách để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống mạng của bạn. Khi băng thông hệ thống mạng đang bị chiếm dụng bởi nhiều ứng dụng và thiết bị, các ứng dụng cần nhiều băng thông - chẳng hạn như thoại video hoặc game trực tuyến - có thể gặp phải tình trạng hiệu suất giảm dần theo thời gian. Với QoS, bạn có thể hướng dẫn router ưu tiên băng thông cho các ứng dụng cần thiết, lấy bớt tài nguyên từ các ứng dụng khác cần ít băng thông hoặc ít quan trọng hơn, chẳng hạn như thiết lập để các ứng dụng sao lưu đám mây chỉ chạy nền. Một số router cung cấp tính năng Wi-Fi Multimedia (WMM), vốn là một loại đặc biệt của QoS. Khi được kích hoạt, nó sẽ tự động ưu tiên các dịch vụ dữ liệu giọng nói, âm thanh và video để cải thiện hiệu suất đa phương tiện. 5. Chọn kênh phát sóng (Channel) Nhiều router đời mới hiện nay thường có tính năng tự động chọn kênh tốt nhất để truyền dữ liệu nhằm tránh những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, nếu router của bạn không có tính năng này hoặc nếu bạn gặp phải tình trạng hiệu suất bị giảm so với ban đầu, hãy tự mình thử chuyển sang một kênh khác để xem có cải thiện vấn đề. Ngoài ra, bạn có thể xác định kênh nào tốt nhất để sử dụng bằng các ứng dụng WiFi Analyzer cho Android, WiFiInfoView cho Windows, hoặc bằng cách sử dụng công cụ tích hợp Wireless Diagnostics trên OS X (giữ phím Alt và nhấn vào biểu tượng Wi-Fi để truy xuất). 6. Băng tần 5GHz Mỗi băng tần đều có những ưu và khuyết điểm khi sử dụng, nhưng nhìn chung băng tần 5GHz ít bị can nhiễu, ổn định hơn và có thể truyền tốc độ nhanh hơn. Trong khi đó, băng tần 2,4GHz có phạm vi phủ sóng lớn hơn. Vì ít bị can nhiễu nên mạng băng tần 5GHz thích hợp hơn cho mạng gia đình vì một vài thiết bị điện tử gia dụng như lò vi sóng và camera giám sát trẻ em thường sử dụng băng tần 2,4GHz. Tuy nhiên, trước khi thực hiện chuyển đổi sang sử dụng mạng băng tần 5GHz, bạn nên biết rằng tất cả thiết bị kết nối hiện có trong nhà mình cũng sẽ cần phải hỗ trợ băng tần này. Một số router có thể sử dụng cả hai băng tần cùng một lúc, nhưng tốt nhất là nên cấu hình một băng tần duy nhất để tất cả thiết bị của bạn có thể làm việc hiệu quả. 7. Truy xuất tập tin chia sẻ (Shared File Access) Khi gắn ổ lưu trữ flash USB hay ổ cứng gắn ngoài vào cổng USB trên router, bạn có thể truy cập nội dung trên đó từ bất kỳ máy tính nào trong mạng. Đây được xem là một giải pháp hiệu quả có thể hoạt động như một hệ thống lưu trữ mạng cơ bản. Cách thức hoạt động của cổng USB chia sẻ dữ liệu sẽ khác nhau tùy theo bộ định tuyến. Một số model sẽ chỉ cho phép một máy tính truy cập vào ổ đĩa tại một thời điểm, trong khi những mẫu khác cung cấp các chức năng bổ sung như cho phép ổ đĩa làm việc như một máy chủ đa phương tiện, trong đó có cả khả năng truyền tải nội dung đến các thiết bị kết nối. Cổng USB này trên router cũng có chức năng kết nối với các thiết bị USB khác, bao gồm cả máy in. Tuy nhiên, do nhiều máy in ngày nay thường tích hợp kết nối Wi-Fi, do đó tính năng này có thể ít được sử dụng. 8. Chế độ tài khoản khách (Guest Mode) Về mặt kỹ thuật, chế độ này cho phép kích hoạt một tín hiệu Wi-Fi thứ hai có tên mạng SSID và thiết lập bảo mật riêng. Người dùng khi kết nối vào mạng này chỉ có thể truy xuất mạng Internet và không thể làm gì khác. Bạn cũng có thể giới hạn số lượng người cùng lúc kết nối vào mạng này. 9. Quản lý trẻ em (Parental Control)
Parental Control có thể làm việc trên cơ sở từng thiết bị, chẳng hạn như dựa vào địa chỉ MAC của iPad hoặc laptop của trẻ, hoặc bằng cách tạo ra các tài khoản “bỏ qua” những người lớn trong gia đình để họ có thể không bị ảnh hưởng bởi các giới hạn kiểm soát và truy cập không hạn chế. 10. Ứng dụng quản lý di động (Mobile Management App) Nhiều hãng sản xuất như Linksys hay Netgear đều cung cấp ứng dụng chạy trên nền tảng iPhone và Android để cấu hình các sản phẩm router của họ. Với những ứng dụng này, bạn có thể quản lý tài khoản Guest hay cấu hình Parental Control một cách dễ dàng dàng hơn, bất kỳ lúc nào có thể mà không cần phải mở máy tính. Thậm chí, bạn cũng có thể thực hiện thao tác khởi động lại router nếu đường truyền Internet có vấn đề. (Link bài viết gốc - http://www.pcworld.com.vn/articles/cong-nghe/ung-dung/2016/05/1247956/10-tinh-nang-nen-su-dung-cua-router-khong-day/) |
So sánh 3 dòng Airport Base Station mới nhất của Apple
Sau đây là bảng so sánh tính năng của 3 Model Airport Base Station mới nhất của Apple.
![]() |
Một số thông tin cơ bản về 802.11ac, chuẩn Wi-Fi thế hệ thứ năm
Trong khoảng một năm trở lại đây chúng ta được nghe nhắc nhiều đến chuẩn Wi-Fi 802.11ac, hay còn gọi là Wi-Fi thế hệ thứ năm. Nó là chuẩn mạng không dây đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên các router, máy tính và tất nhiên là cả các thiết bị di động như smartphone. So với Wi-Fi 802.11n đang được dùng phổ biến hiện nay, chuẩn 802.11ac mang lại tốc độ nhanh hơn. Nhưng đó liệu có phải là tất cả? Mời các bạn xem qua bài viết này. IEEE 802.11ac là gì? Các chuẩn mạng Wi-Fi mà chúng ta sử dụng hiện nay đều thuộc bộ tiêu chuẩn IEEE 802.11 đi kèm một hoặc nhiều chữ cái phía sau. IEEE là chữ viết tắt cho Institute of Electrical and Electronics Engineers, tạm dịch là Hiệp hội các kĩ sư Điện và Điện Tử, cơ quan có trách nhiệm phê chuẩn cấu hình cũng như thúc đẩy sự phát triển của Wi-Fi. Từ năm 1999 đến nay, các chuẩn mạng Wi-Fi được sử dụng rộng rãi bao gồm:
Xem video Buffalo trình diễn mạng 802.11ac tại CES 2012 Ngoài tốc độ ra, 802.11ac còn có điểm gì mới? 1. Băng thông kênh truyền rộng hơn: Băng thông rộng hơn giúp việc truyền dữ liệu giữa hai thiết bị được nhanh hơn. Trên băng tần 5GHz, Wi-Fi 802.11ac hỗ trợ các kênh với độ rộng băng thông 20MHz, 40MHz, 80MHz và tùy chọn 160MHz. Trong khi đó, 802.11n chỉ hỗ trợ kênh 20MHz và 40MHz mà thôi. Như đã nói ở trên, kênh 80MHz thì tất nhiên chứa được nhiều dữ liệu hơn là kênh 40MHz rồi. 2. Nhiều luồng dữ liệu hơn: Spatial stream là một luồng dữ liệu được truyền đi bằng công nghệ đa ăng-ten MIMO. Nó cho phép một thiết bị có thể phát đi cùng lúc nhiều tín hiệu bằng cách sử dụng nhiều hơn 1 ăng-ten. 802.11n có thể đảm đương tối đa 4 spatial stream, còn với Wi-Fi 802.11ac thì con số này được đẩy lên đến 8 luồng. Tương ứng với đó sẽ là 8 ăng-ten, còn gắn trong hay ngoài thì tùy nhà sản xuất nhưng thường họ sẽ chọn giải pháp gắn trong để đảm bảo tính thẩm mỹ. 3. Hỗ trợ Multi user-MIMO: Ở Wi-Fi 802.11n, một thiết bị có thể truyền nhiều spatial stream nhưng chỉ nhắm đến 1 địa chỉ duy nhất. Điều này có nghĩa là chỉ một thiết bị (hoặc một người dùng) có thể nhận dữ liệu ở một thời điểm. Người ta gọi đây là single-user MIMO (SU-MIMO). Còn với chuẩn 802.11ac, một kĩ thuật mới được bổ sung vào với tên gọi multi-user MIMO. Nó cho phép một access point sử dụng nhiều ăng-ten để truyền tín hiệu đến nhiều thiết bị (hoặc nhiều người dùng) cùng lúc và trên cùng một băng tần. Các thiết bị nhận sẽ không phải chờ đợi đến lượt mình như SU-MIMO, từ đó độ trễ sẽ được giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, Multi user-MIMO là một kĩ thuật khó và ở thời điểm hiện tại, nó sẽ không có mặt trên các access point và router Wi-Fi 802.11ac. Phải đến đợt thứ hai (wave 2) thì MU-MIMO mới có mặt, nhưng sự hiện diện cũng sẽ rất hạn chế. Thêm một số thông tin cho bạn về ăng-ten MIMO. Ăng-ten phát được kí hiệu là Tx, và ăng-ten thu là Rx. Trên một số thiết bị mạng như router, card mạng, chip Wi-Fi, bạn sẽ thấy những con số như 2x2, 2x3, 3x3 thì số đầu tiên trước dấu nhân là ăng-ten phát (Tx), còn phía sau là ăng-ten thu (Rx). Ví dụ, thiết bị 2x2 là có 2 ăng-ten thu và 2 ăng-ten phát. 4. Beamforimg: Wi-Fi là một mạng đa hướng, tức tín hiệu từ router phát ra sẽ tỏa ra khắp mọi hướng. Tuy nhiên, các thiết bị 802.11ac có thể sử dụng một công nghệ dùng để định hướng tín hiệu truyền nhận gọi là beamforming (dịch ra thì chữ này có nghĩa là "tạo ra một chùm tín hiệu"). Router sẽ có khả năng xác định vị trí của thiết bị nhận, ví dụ như laptop, smartphone, tablet, để rồi tập trung đẩy năng lượng tín hiệu lên mức mạnh hơn hướng về phía thiết bị đó. Mục đích của beamforming đó là giảm nhiễu. Mặc dù sóng Wi-Fi vẫn tỏa ra khắp mọi hướng, tuy nhiên với công nghệ beamforming thì chùm tín hiệu có thể được định hướng tốt hơn đến một thiết bị xác định trong vùng phủ sóng Theo giải thích của Cisco, thực chất bất kì trạm phát Wi-Fi nào có nhiều ăng-ten đều có thể beamform, tuy nhiên Wi-Fi 802.11ac dùng kĩ thuật gọi là "sounding" để giúp router xác định vị trí của thiết bị nhận một cách chính xác hơn. 5. Tầm phủ sóng rộng hơn Biểu đồ bên dưới do Netgear cung cấp, theo đó chúng ta có thể thấy rằng với cùng 3 ăng-ten, router dùng chuẩn 802.11ac sẽ cho tầm phủ sóng rộng đến 90 mét, trong khi router xài mạng 802.11n có tầm phủ sóng chỉ khoảng 80 mét là tối đa. Tốc độ của mạng 802.11ac ở từng mức khoảng cách cũng nhanh hơn 802.11n, biểu thị bằng vùng màu xanh dương luôn nằm cao hơn vùng màu xanh lá. Với những nhà, văn phòng rộng, chúng ta có thể giảm số lượng repeater cần dùng để khuếch đại và lặp tín hiệu, tiết kiệm được kha khá chi phí. Router Wi-Fi 802.11ac sẽ tương thích ngược với các chuẩn cũ Hiện nay, hầu hết các router Wi-Fi trên thị trường có hỗ trợ chuẩn 802.11ac sẽ hỗ trợ thêm các chuẩn cũ, bao gồm b/g/n. Chúng cũng sẽ có hai băng tần 2,4GHz lẫn 5GHz. Đối với những router có khả năng chạy hai băng tần cùng lúc (bạn sẽ thấy quảng cáo có chữ simultaneous), băng tần 2,4GHz sẽ được sử dụng để phát Wi-Fi n, còn 5GHz sẽ dùng để phát Wi-Fi ac. Cũng chính vì khả năng phát song song như trên mà tốc độ tối đa do nhà sản xuất quảng cáo sẽ là phép cộng của tốc độ tối đa trên dải 2,4GHz và 5GHz. Ví dụ, router RT-AC66U của Asus có "max speed" là 1,75Gbps, bao gồm 1,3Gbps cho chuẩn ac ở băng tần 5GHz và 450Mbps cho chuẩn n ở băng tần 2,4GHz. Ứng dụng của Wi-Fi 802.11ac Ồ, hiểu rồi, Wi-Fi 802.11ac nhanh hơn, mạnh hơn đó, vậy thì nó giúp gì được cho chúng ta? Trước hết, với tốc độ truyền tải nhanh hơn, chúng ta sẽ có tốc độ kết nối Internet nhanh hơn. Hãy thử tưởng tượng nhà bạn có được một đường kết nối mạng lên đến 1Gbps (như Google Fiber ở Mỹ chẳng hạn), nếu chỉ sử dụng router Wi-Fi 802.11n thì bạn chỉ có tốc độ tối đa là 450Mb/s (nếu hai băng tần thì lên 900Mb/s là hết mức), chưa tận dụng được hết tốc độ mà nhà cung cấp đưa cho chúng ta. Còn nếu trong nhà bạn có một chiếc router 802.11ac thì bạn có thể tận dụng tốt nhất đường truyền mạng này bởi tốc độ tối đa có thể đạt mức 1,3Gbps lận. Tất nhiên, ở Việt Nam chúng ta thì cơ sở hạ tầng mạng chưa phát triển được đến mức như thế, một gói cước cáp quang cho hộ gia đình cũng chỉ mới đạt khoảng 10Mbps là nhanh nên Wi-Fi 802.11n cũng đủ chơi rồi. Trong môi trường doanh nghiệp với cáp quang tốc độ siêu cao thì may ra Wi-Fi 802.11ac mới tỏ ra hữu ích. Ngoài ra, Wi-Fi 802.11ac còn có thể được áp dụng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong một mạng nội bộ hoặc mạng gia đình với tốc độ cao hơn hiện nay. Một ứng dụng dễ thấy nhất là để stream video Full-HD. Trong một đợt trình diễn, hãng Netgear có thể sử dụng router 802.11ac của họ để truyền 4 bộ phim Full-HD cùng lúc đến bốn chiếc HDTV khác nhau, điều không thể làm được với Wi-Fi n hiện nay. Nó cũng sẽ giúp quá trình sao chép dữ liệu giữa máy tính, smartphone, tablet với ổ cứng mạng cũng như giữa các thiết bị với nhau được nhanh chóng hơn (về lý thuyết là chỉ tốn 1/3 thời gian so với chuẩn 802.11n). Và thời thời gian chờ đợi ngắn hơn kéo theo thời lượng pin sẽ dài hơn bởi năng lượng tiêu thị ít hơn. Một số thiết bị hiện có trên thị trường hỗ trợ cho 802.11ac
Chúng ta đã thấy a, b, g, n, ac được dùng trong tên gọi của các chuẩn mạng không dây, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các chữ cái khác bị bỏ qua. Chúng ta có c, d, e, f, h, k, u, v, w, y, thậm chí là aa, ad, ae, mc, aj... Mỗi một chữ như thế sẽ ứng với mạng dùng cho các mục đích khác nhau, ví dụ như 802.11c dùng trong quá trình bắt cầu mạng, 802.11y bao gồm băng tần 3650–3700 MHz xài ở Mỹ, còn 802.11aj dùng cho mạng của quân đội Trung Quốc. Một số trong số đó là phần bổ sung (amendment) cho một chuẩn hiện có, ví dụ như 802.11e là mở rộng của 802.11. |
Airplay - Phát nhạc không dây cùng lúc đến nhiều loa (dàn âm thanh)
Airplay - Phát nhạc không dây từ các thiết bị Apple (iOS - iPhone/iPad/iPod, MAC - iMac, Macbook, Mac Mini, iTunes) Apple cung cấp cho người dùng 2 thiết bị tuyệt vời để stream audio/video + Apple Airport Express: phát nhạc 16bit 2 kênh stereo không dây + Apple TV: phát hình ảnh 1080p không dây + Là thiết bị stream nhạc, audio. Vừa là Router/Hotspot phát wifi chuẩn N. Có thể thiết lập nhiều Apple Airport Express để tăng khu vực phát sóng hoặc thiết lập nhiều Loa (hệ thống âm thanh) khác nhau trong gia đình. PHÁT NHẠC ĐẾN NHIỀU LOA (DÀN ÂM THANH) CÙNG LÚC DÙNG AIRPLAY Ví dụ: nhà bạn có loa để ở sảnh, phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, v.v... Bạn muốn nghe nhạc trên một số loa nhất định hoặc mở tất cả các loa (ví dụ đang phê hay ghiền bài nào hay đang crazy chẳng hạn ![]() ![]() ![]() ![]() Trên Mac và iTunes Windows, có thể phát nhạc tới cùng lúc nhiều Airport khác nhau. (trên iOS, chỉ phát đến 1 loa mà thôi) TRÊN MAC: Chọn Multiple Speaker trên Mac: TRONG ITUNES: Chọn Multiple speaker trên iTunes for Windows Dùng thêm Remote app trên iOS nữa là bạn có thể điều khiển hoàn toàn âm thanh trong gia đình http://www.apple.com/apps/remote/ |
Danh sách các máy in có Chức năng Airprint
CẬP NHẬT: 29/10/2015Các máy in này có sẵn chức năng Airprint nhé, được kết nối vào mạng wifi, chạy độc lập, không thông cổng kết nối USB trên thiết bị Airport Express/Extreme. Danh sách máy in có thể in qua cổng USB trên Airport Express/Extreme/Time Capsule xin xem trang này >> Link AirPrint servers
AirPrint printers
The following printers come with AirPrint support. Astro-Med
Aurora
Brother
Canon
Dell
Develop
Epson
Fuji Xerox
Gestetner
HP
infotec
KODAK VERITÉ
Konica Minolta
Kyocera
LANIER
Lenovo
Lexmark
NEC
NRG
NTT
Oki Data
Olivetti
RICOH
RISO
Samsung
SAVIN
Sharp
Sindoh
TA Triumph-Adler/UTAX
Toshiba
Xerox
Zink
AirPrint Technology Suppliers
Information about products not manufactured by Apple, or independent websites not controlled or tested by Apple, is provided without recommendation or endorsement. Apple assumes no responsibility with regard to the selection, performance, or use of third-party websites or products. Apple makes no representations regarding third-party website accuracy or reliability. Risks are inherent in the use of the Internet. Contact the vendor for additional information. Other company and product names may be trademarks of their respective owners. |
Danh sách (không chính thức) các máy có thể sử dụng Airprint qua cổng USB trên Apple Express/Extreme
Apple không cung cấp chính thức danh sách các máy in USB Airport Express/Extreme/Time Capsule hổ trợ. Nói chung là hầu hết máy in dùng cổng USB đều hoạt động được. Nhưng lưu ý khi sử dụng 1 máy đa chức năng nối vào cổng USB trên Airport thì chỉ có chức ăn in ấn là hoạt động. Nếu muốn sử dụng Airprint cho các chức năng khác ngoài in ân thì bạn nên sắm 1 máy in Airprint, danh sách các máy có sẵn chức năng Airprint xin xem ở đây >> Link Link gốc tại đây >> Link ***Nếu máy in của bạn không có trong danh sách, nghĩa là nó chưa được thử dùng hoặc chưa được cập nhật chứ không có nghĩa nó sẽ không hoạt động được.
Airport Extreme Wireless Printer Compatibility ListThis is an unofficial list of wireless printers which are are compatible with the AirPort Extreme wireless network. In theory any printer which conforms to 802.11g or 802.11b will work with an Airport network. Some printers have issues with b/g mode.
Airport Extreme and Express Printer Incompatibility ListThese printers are deemed to not work out of the box (or if at all) with an Airport Extreme or Express in the same way as the printers listed above. Where the printer is linked then there is page with further information which may be of use.
If your printer is not listed in either list then it has not been tested by anyone to see if it will work or will not work, this does not mean it isn't compatible just means we don't know. |
Apple Airport Express - Apple Airport Extreme
BẰNG CÁCH KẾT HỢP CÁC BỘ PHÁT SÓNG CỦA APPLE, GIA ĐÌNH BẠN SẼ CÓ MỘT MẠNG KHÔNG DÂY ỔN ĐỊNH, VÀ NHIỀU CHỨC NĂNG PHỤC VỤ CHO CÁC THIẾT BỊ APPLE. chỉ cần thiết bị Apple Express là có thể hổ trợ tốt, đồng thời có cả Airplay để truyền nhạc không dây cho dàn nhạc. AIRPORT EXPRESS, dùng độc lập làm thiết bị nhận tín hiệu airplay từ các thiết bị Apple. Thêm tính năng độc đáo cho dàn âm thanh nhà bạn. AIRPORT EXTREME, luôn là thiết bị phát sóng wifi trung tâm, với khả năng phát sóng đa băng tầng, Mạnh và Ổn định. Đối với không gian có nhiều ngóc ngách, AIRPORT EXPRESS được sử dụng kèm theo để tăng độ phủ sóng. có thể dùng cáp hoặc khuyết đại sóng từ Airport Extreme cho AIRPORT EXPRESS. |